NHÀ MÁY TAM PHÁT

Công ty TNHH Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát được thành lập năm 2012 bởi đội ngũ kinh nghiệm, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Toạ lạc tại nơi có cảng cá lớn nhất tỉnh Quảng Bình - xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...

 

Tin tức/Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá khế vằn

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá khế vằn

Theo: - Cập nhật lúc: 14:41:54 - 27/07/2018

http://botcatamphat.com/uploads/noidung/ky-thuat-sinh-san-nhan-tao-ca-khe-van-02_441447.jpg

Trong thời gian ương nuôi, cá phát triển tốt, không xuất hiện bệnh


Nuôi vỗ cá bố mẹ

Nguồn cá bố mẹ: Đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc từ đàn nuôi thương phẩm. Khối lượng: 1 - 2 kg/con.

Thời gian nuôi vỗ khoảng 11 - 12 tháng, khối lượng đạt 2 - 3 kg/con. Nuôi lồng bè trên biển, mật độ 1,5 - 3 kg/m³ lồng. Thức ăn sử dụng là cá nục, cá mối, tôm, mực… Cho ăn 1 ngày/lần. Ngoài ra còn bổ sung thêm Vitamin B, C, E.  Định kỳ thay lồng, vệ sinh lưới lồng hoặc kết hợp kiểm tra cá để sang lồng nuôi khác.

Cho đẻ: Gây mê cá trước khi kiểm tra bằng thuốc gây mê EME với nồng độ 200 - 250 ppm.

Kiểm tra cá đã thành thục bằng cách: Cá đực dùng ống nhựa mềm đưa vào lỗ niệu hút nhẹ nếu có sẹ đặc màu trắng sữa, dễ tan trong nước là cá đã thành thục. Cá cái dùng ống nhựa mềm đưa vào lỗ sinh dục 2 - 3 cm, hút nhẹ lấy trứng ra, cho lên miếng thủy tinh, quan sát độ rời, độ đồng đều của trứng, màu sắc trứng để xác định độ thành thục của tuyến sinh dục. Nên chọn con cái có bụng to tròn, màu sắc sáng.

Kích dục tố sử dụng: HCG và LHR. Liều lượng: Cá cái là HCG 1.000 - 1.500 UI/kg cá và LHR-A 25 - 35 µg/kg cá, liều lượng cho cá đực bằng 1/2 cá cái.

Cách tiêm: Tiêm vào phần cơ mềm ở lưng, góc tiêm 450 so thân cá, độ sâu mũi kim tiêm (kim tiêm 21) vào phần cơ 1 - 1,5 cm. Tiêm 1 lần (7h sáng), thời gian hiệu ứng thuốc khoảng 30 - 36h. Cá sau khi tiêm thuốc cho vào lồng nuôi trên biển và có lưới may bằng vải bọc bên ngoài để giữ trứng cá.


Thu và ấp trứng cá

Dùng vợt hoặc lưới kéo để thu trứng cá vì ở độ mặn trên 28 - 30‰ thì trứng thụ tinh nổi trên mặt nước.

Mật độ ấp 1.000 - 2.000 trứng/lít. Sục khí nhẹ liên tục trong suốt quá trình ấp nở. Đảm bảo các yếu tố: Nhiệt độ nước 26 - 300C, độ mặn 28 - 30‰. Thời gian ấp trứng 18 - 24 giờ. Trứng sau khi ấp nở thành cá bột, định lượng số lượng rồi chuyển vào bể ương nuôi.


Chuẩn bị thức ăn tươi sống

Vi tảo: Sử dụng các loài tảo đơn bào Nannochloropsis oculata, Tetraselmis sp, Isochrysis galbana, nuôi trong túi nilon. Môi trường nuôi cấy là ISONATE. Điều kiện môi trường nuôi tảo: Nhiệt độ ổn định 26 - 280C, độ mặn 26 - 32‰, pH 8,2 - 8,7. Túi nuôi tảo được đặt ngoài trời có lưới đen che để giảm ánh sáng chiếu trực tiếp. Sục khí 24/24 giờ.

Luân trùng (Rotifer): Điều kiện nuôi: Độ mặn 30 - 32‰; nhiệt độ 28 - 350C, pH 7,5 - 8,5. Thức ăn cho luân trùng gồm vi tảo (Nannochoropsis oculata và Tetraselmisis sp), men bánh mì. Thường 1 kỳ nuôi luân trùng kéo dài 2 tuần, để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá phải bố trí bể nuôi xen kẽ để cung cấp liên tục lượng luân trùng làm thức ăn hàng ngày trong giai đoạn ương cá bột lên cá hương.

Ấu trùng của Artemia: Sử dụng nước biển lọc sạch, độ mặn 25 - 28‰, sục khí liên tục, thời gian ấp 24 - 36h. Khi thu hoạch, cần tắt sục khí chờ 5 - 10 phút, vỏ trứng nổi, nauplius và trứng không nở chìm ở đáy. Che một bên và chiếu sáng một bên bể ấp, dùng ống xi phông hút nauplius ra ngoài. Làm giàu ấu trùng Artemia bằng Selco, thời gian khoảng 6 giờ.

Copepoda: Ao nuôi có diện tích (60x46) m², độ sâu 0,8 - 1 m nước, đáy cát bùn, độ mặn 15 - 25‰. Bơm nước vào ao có lọc qua lưới, diệt tạp bằng Saponin 1 kg/100 m2. Sau đó, bón phân gây màu bằng Ure 0,5 kg/100 m2, NPK 1 kg/100 m2, đồng thời bón phân vi sinh PSB 10 - 20 lít/100 m2. Tạo điều kiện cho tảo phát triển làm thức ăn cho Copepoda. Thời gian nuôi khoảng 15 - 30 ngày, khi mật độ giảm dưới 10 cá thể/lít, thay nước 50%, hoặc thêm nước mới vào, bón phân để tiếp tục nuôi hoặc xả bỏ hoàn toàn gây nuôi đợt mới.

Thức ăn tổng hợp: Thức ăn tổng hợp NRD 2/3, NRD 3/5, NRD 5/8, kích cỡ hạt từ 200 - 500 µm, hàm lượng đạm > 55%, lipid > 9%.


Kỹ thuật ương cá hương

Chuẩn bị bể ương: Bể ương xi măng có thể tích là 6 m3, bể được đặt trong trại có mái che. Trước khi tiến hành ương nuôi, hệ thống bể phải được chà rửa kỹ, sử dụng Formol nồng độ 200 ppm tạt lên thành bể và đáy bể xử lý mầm bệnh.

Xử lý nguồn nước: Nước biển sau khi lọc thô, chứa trong bể được xử lý bằng Chlorine 15 ppm, sau đó, trung hòa bằng Thiosunphat và chứa trong bể lắng, khi cấp nước vào bể ương nước được lọc qua túi siêu lọc. Sục khí nhẹ trong suốt thời gian ương nuôi. Điều kiện môi trường cần đảm bảo nhiệt độ: 26 - 290C, độ mặn: 20 - 25‰, pH = 7,2 - 8, ôxy hòa tan: 6 - 7 mg/lít. Thả với mật độ 10 - 15 con/lít.

Thức ăn: Khi cá bắt đầu mở miệng thì cho ăn ấu trùng của luân trùng cùng với vi tảo trong thời gian 10 ngày. Đến ngày thứ 6 thì bắt đầu cho ăn luân trùng và  kéo dài đến ngày thứ 15. Từ ngày thứ 12 cho ăn ấu trùng mới nở của Artemia hoặc ấu trùng Copepoda và Copepoda trưởng thành kéo dài đến ngày thứ 30 và từ ngày thứ 25 tập cho ăn thức ăn tổng hợp NRD 2/3, NRD 3/5 đến khi thu hoạch cá hương.

Chăm sóc: Sau khi ương được 15 ngày tuổi, cá thường tập trung gần mặt nước và bám vào thành bể nên có thể xi phông nhẹ ở giữa đáy bể ương, đồng thời, kết hợp với thay 10 - 15% lượng nước trong bể. Tỷ lệ nước thay tăng dần theo thời gian ương, sau 3 - 5 ngày thay nước 1 lần. Khi cá chuyển sang ăn thức ăn tổng hợp thì cường độ thay nước tăng lên, xi phông thay nước hàng ngày và điều chỉnh lượng nước thay cho phù hợp tránh gây sốc do thay đổi môi trường nước đột ngột.


Ương cá giống từ 1,5 - 2 cm đến cỡ 4 - 5 cm

Ao ương: Ao đất đặt lồng ương có diện tích 3.000 - 5.000 m2, mực nước ao cao 1 - 1,2 m. Kích thước lồng (4x4x1) m3, mắt lưới 2a = 5 - 10 mm.  Mực nước sâu 0,8 - 1 m. Bố trí hệ thống sục khí và máy đập nước.

Thả giống: Chọn giống khỏe mạnh, màu sắc tự nhiên, không bị trầy xước và phân cỡ đồng đều. Cỡ giống 1,5 - 2 cm. Mật độ thả: 120 - 150 con/m3.

Thức ăn và chế độ cho ăn: Thức ăn tổng hợp NRD 3/5, NRD 5/8, NRD G8, kích cỡ hạt từ  200 - 800 µm, hàm lượng đạm > 55%,  lipid > 9%. Cho ăn tập trung 4 lần/ngày, quan sát thấy cá ăn có bụng no, ăn chậm lại thì dừng không cho ăn nữa. Sau đó, cho ăn liên tục bằng máy cho ăn tự động (tối tắt máy cho ăn tự động).

Chăm sóc quản lý: Cấp thêm nước vào ao khi mực nước xuống thấp. Định kỳ 5 - 7 ngày thay lồng mới và kết hợp phân loại cá. Việc lọc phân cỡ cá để tránh hiện tượng phân đàn có sự chênh lệch lớn giữa cá lớn và cá nhỏ, dễ dàng chăm sóc, cá phát triển đồng đều.

Phòng và trị bệnh: Quản lý môi trường tốt, tránh việc cho ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa thức ăn.


KS Lê Thị Như Phượng(Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

bình luận: 0 Lượt xem: 1436

Các tin khác

Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm

Theo: - Cập nhật lúc: 11:55:20 - 20/10/2023

Ngày 10/7/2018, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 07/2018/TT/BNNPTNT về quy định kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có thực hiện thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.

Kỹ thuật nuôi thương phẩm bào ngư

Theo: - Cập nhật lúc: 08:50:58 - 04/08/2018

 Bào ngư là loại hải sản giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn. Trong đó, có loài bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor) là loài đặc sản có giá trị kinh tế cao nhất, vừa là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vừa là vị thuốc tự nhiên quý hiếm.

Trung du miền núi phía Bắc: Giải pháp nghề nuôi lồng bè

Theo: - Cập nhật lúc: 08:23:21 - 02/08/2018

 Với lợi thế có hệ thống sông ngòi phong phú, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản lồng bè. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Tìm giải pháp phát triển đồng bộ, theo quy hoạch, cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mục tiêu mà các địa phương hướng đến.

Hà Tĩnh: Triển vọng nuôi hàu đại dương

Theo: - Cập nhật lúc: 08:51:10 - 01/08/2018

Đây là mô hình được triển khai tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh cho hiệu quả kinh tế, giúp đa dạng hóa đối tượng nuôi, các hộ dân tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống thủy sản mới.

Tỷ lệ C trên N trong hệ thống biofloc

Theo: - Cập nhật lúc: 08:59:31 - 31/07/2018

Tỷ lệ giữa Carbon và Nitơ (C/N) đã được sử dụng để đánh giá tình trạng chất hữu cơ của đất và tính hữu dụng của phân chuồng cũng như các nguồn hữu cơ khác như tính chất đất và phân bón trong nông nghiệp truyền thống từ nhiều thập kỷ. Tỷ lệ C/N cũng là một chỉ số về độ phì của đất đáy ao và chất lượng phân hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Gần đây, tỷ lệ C/N đã tạo cơ sở cho việc cải thiện phát triển biofloc trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản biofloc.

Bản quyền © thuộc về CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT TAM PHÁT

Địa chỉ: Thôn Tiền Phong, Xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch, Quảng Bình

SĐT: 0913 975 080

Email: info@botcatamphat.com

Tổng lượt truy cập: 41813
Đang truy cập: 1
Thiết kế website tại Miền Tây Net