NHÀ MÁY TAM PHÁT

Công ty TNHH Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát được thành lập năm 2012 bởi đội ngũ kinh nghiệm, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Toạ lạc tại nơi có cảng cá lớn nhất tỉnh Quảng Bình - xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...

 

Tin tức/Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm

Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm

Theo: - Cập nhật lúc: 11:55:20 - 20/10/2023

http://botcatamphat.com/uploads/noidung/kiem-tra-tap-chat-trong-tom-02_894587.jpg

Ảnh minh họa


Theo quy định tại Thông tư, có hai hình thức kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Với hình thức kiểm tra thường xuyên là hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất trong tôm kết hợp kiểm tra; đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP và kiểm tra, chứng nhận lô hàng xuất khẩu của các cơ sở theo quy định. Đối với kiểm tra đột xuất, được thực hiện khi có thông tin vi phạm. Thông tin vi phạm về tạp chất được thu thập từ các nguồn do tổ chức, cá nhân tố giác, thông tin của cơ quan Công an, thông tin về kết quả kiểm soát tạp chất trong tôm của các cơ quan chức năng và thông tin cảnh báo của nước nhập khẩu. Phòng kiểm nghiệm tạp chất phải được cơ quan có thẩm quyền chỉ định các chỉ tiêu tương ứng theo quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm tra gồm các giấy tờ liên quan đến hoạt động đăng ký kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP; việc quản lý nguyên liệu nhập và sử dụng nguyên liệu để sản xuất kinh doanh tôm. Số lượng sản phẩm đang được sản xuất và kinh doanh, hồ sơ kỹ thuật; kiểm tra hiện trạng khu vực sản xuất, kho nguyên liệu, kho thành phẩm và các khu vực có liên quan... Đối với việc lấy mẫu, kiểm tra tại chỗ thì đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập chọn lô tôm nghi ngờ có tạp chất đã xác định được chủ sở hữu hoặc người chịu trách nhiệm để kiểm tra tạp chất theo quy trình kỹ thuật kiểm tra tại chỗ. Lập biên bản kiểm tra kỹ thuật có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, kiểm tra viên và chữ ký của đại diện cơ sở. Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến hoặc chữ ký của tất cả các thành viên trong đoàn. Khi kết quả kiểm tra tại chỗ phát hiện lô hàng tôm có tạp chất, đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên lấy mẫu để lưu lại cơ quan kiểm tra. Mẫu được chia làm 3 đơn vị như nhau, được niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu. Việc lấy mẫu được lâp thành biên bản và phải nêu rõ thời hạn lưu mẫu tại cơ quan kiểm tra phù hợp với hạn sử dụng của sản phẩm nhưng không quá 15 ngày. Hết thời hạn lưu mẫu mà không có khiếu nại, cơ quan kiểm tra xử lý mẫu lưu theo quy định hiện hành.

Khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, trưởng đoàn kiểm tra lập biển bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền; niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...

Sở NN&PTNT các địa phương tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng liên quan như chủ cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, chế biến, sơ chế... về tác hại của tạp chất và các quy định của Nhà nước về kiểm tra, ngăn chặn vi phạm về tạp chất. Riêng các địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang chỉ đạo thành lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin tố cáo vi phạm tạp chất. Lập danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế và tổ chức ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất.

 

Theo Bảo Bình(Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

bình luận: 0 Lượt xem: 5382

Các tin khác

Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm

Theo: - Cập nhật lúc: 11:55:20 - 20/10/2023

Ngày 10/7/2018, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 07/2018/TT/BNNPTNT về quy định kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có thực hiện thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.

Kỹ thuật nuôi thương phẩm bào ngư

Theo: - Cập nhật lúc: 08:50:58 - 04/08/2018

 Bào ngư là loại hải sản giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn. Trong đó, có loài bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor) là loài đặc sản có giá trị kinh tế cao nhất, vừa là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vừa là vị thuốc tự nhiên quý hiếm.

Trung du miền núi phía Bắc: Giải pháp nghề nuôi lồng bè

Theo: - Cập nhật lúc: 08:23:21 - 02/08/2018

 Với lợi thế có hệ thống sông ngòi phong phú, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản lồng bè. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Tìm giải pháp phát triển đồng bộ, theo quy hoạch, cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mục tiêu mà các địa phương hướng đến.

Hà Tĩnh: Triển vọng nuôi hàu đại dương

Theo: - Cập nhật lúc: 08:51:10 - 01/08/2018

Đây là mô hình được triển khai tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh cho hiệu quả kinh tế, giúp đa dạng hóa đối tượng nuôi, các hộ dân tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống thủy sản mới.

Tỷ lệ C trên N trong hệ thống biofloc

Theo: - Cập nhật lúc: 08:59:31 - 31/07/2018

Tỷ lệ giữa Carbon và Nitơ (C/N) đã được sử dụng để đánh giá tình trạng chất hữu cơ của đất và tính hữu dụng của phân chuồng cũng như các nguồn hữu cơ khác như tính chất đất và phân bón trong nông nghiệp truyền thống từ nhiều thập kỷ. Tỷ lệ C/N cũng là một chỉ số về độ phì của đất đáy ao và chất lượng phân hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Gần đây, tỷ lệ C/N đã tạo cơ sở cho việc cải thiện phát triển biofloc trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản biofloc.

Bản quyền © thuộc về CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT TAM PHÁT

Địa chỉ: Thôn Tiền Phong, Xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch, Quảng Bình

SĐT: 0913 975 080

Email: info@botcatamphat.com

Tổng lượt truy cập: 41806
Đang truy cập: 1
Thiết kế website tại Miền Tây Net