NHÀ MÁY TAM PHÁT

Công ty TNHH Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát được thành lập năm 2012 bởi đội ngũ kinh nghiệm, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Toạ lạc tại nơi có cảng cá lớn nhất tỉnh Quảng Bình - xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...

 

Tin tức/Các HTX nuôi nghêu Bến Tre chú trọng bảo vệ môi trường

Các HTX nuôi nghêu Bến Tre chú trọng bảo vệ môi trường

Theo: - Cập nhật lúc: 09:14:45 - 28/07/2018

Các HTX nuôi nghêu tại Bến Tre đã giải quyết được những khó khăn trong sản xuất

Các HTX nuôi nghêu tại Bến Tre đã giải quyết được những khó khăn trong sản xuất


Nhờ quan tâm đến vấn đề môi trường, các mô hình nuôi nghêu đã phát huy được hiệu quả, góp phần quan trọng cho ngành chăn nuôi thủy sản Bến Tre phát triển bền vững, cũng như cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người.


Phát triển nguồn lợi thủy sản

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre, diện tích có khả năng nuôi nghêu toàn tỉnh là 15.000 ha, trong đó diện tích nuôi hiện nay tại các địa phương trong tỉnh là 7.164 ha.

Diện tích hiện có nghêu là 3.043 ha, trong đó nghêu giống 482 ha, nghêu thịt 2.561 ha. Tổng sản lượng đạt khoảng 4.489 tấn, trong đó nghêu thịt 3.848 tấn, nghêu giống 641 tấn, tổng doanh thu khoảng 111 tỷ đồng/năm.

Cũng như các vùng khác, diện tích nuôi nghêu của các HTX ở Bến Tre hình thành và phát triển trên cơ sở các yếu tố thuận lợi của điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết và dòng thủy lưu. Nhờ áp dụng KH-KT, các HTX nuôi nghêu đã dần tháo gỡ được những khó khăn và hướng đến phát triển bền vững.

Những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của các HTX của tỉnh được thực hiện hiệu quả. Cụ thể là các HTX nuôi nghêu Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình (huyện Thạnh Phú); HTX Tân Thủy, Bảo Thuận, An Thủy (huyện Ba Tri); HTX Rạng Đông, Đồng Tâm (huyện Bình Đại)…

Hầu hết các HTX đều thực hiện nuôi nghêu theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý biển (Marine Stewardship Council - MSC). Đây là kết quả của việc nhận thức đúng tầm quan trọng của môi trường trong nuôi trồng và khai thác thủy sản ven bờ.

Ông Lê Văn Quang - Phó Giám đốc HTX thủy sản Rạng Đông, cho biết nuôi nghêu theo chuẩn MSC phải bảo đảm tiêu chí bảo tồn bền vững môi trường, thiên nhiên và con giống. Chính vì vậy, HTX xây dựng nội quy đánh bắt trong vùng nhằm bảo đảm khai thác không cạn kiệt. Hàng năm, HTX chỉ khai thác khoảng 70 - 80% lượng nghêu hiện có, nên duy trì được sản lượng và có khả năng tái tạo nguồn lợi hiệu quả.

Để phát huy hiệu quả trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản cũng như bảo đảm nguồn thu nhập cho các thành viên và người dân, HTX đã tích cực tuyên truyền, tổ chức đào tạo nâng cao ý thức của cộng đồng trước những tác động của môi trường đến nguồn lợi thủy sản và tài nguyên thiên nhiên.

Từ đó, người dân nâng cao ý thức trong nuôi trồng gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; hạn chế khai thác hủy diệt nguồn lợi hải sản. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định thị trường và thu nhập của các thành viên và người dân.

Từ việc xác định đúng ý nghĩa của môi trường trong khai thác thủy sản, bằng mọi nỗ lực của mình, các HTX đã tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái đa dạng sinh học ven bờ biển.


Bảo đảm nguồn lợi

Bên cạnh nguồn lãi thu từ con nghêu, các HTX còn xây dựng được hệ sinh thái thủy sinh vật phong phú với các loài cá, tôm, cua và sinh vật khác. Đây là điều kiện để nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Ngoài ra, các HTX còn phối hợp với Ban quản lý rừng thành lập đội an ninh biên giới biển để vừa bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm tránh thất thoát thấp nhất nguồn lợi thủy sản. Từ khi thực hiện tiêu chí bảo tồn môi trường chăn nuôi thủy sản, chất lượng nghêu tăng cao.

Theo ông Quang, trong đợt thu hoạch gần đây, HTX thu trên 1 tỷ đồng, lãi khoảng 40% doanh thu. Không chỉ cung cấp nghêu thương phẩm, HTX còn cung cấp nghêu giống cho các tỉnh lân cận. Chất lượng nghêu giống của HTX đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính.

Với những giải pháp căn cơ, các HTX nuôi nghêu tại Bến Tre đã giải quyết được những khó khăn trong sản xuất. Tình trạng không có đầu ra hoặc đầu ra không ổn định đã không còn.

Hiện tượng nghêu chết hàng loạt do khí hậu thất thường cũng được giải quyết. Nhờ hoạt động hiệu quả, các HTX đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, từ đó giúp người dân đảm bảo sinh kế nhờ phát huy thế mạnh địa phương.


Như Yến(Tạp chí Thủy sản Việt Nam)
Theo TBKD
bình luận: 0 Lượt xem: 1477

Các tin khác

Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm

Theo: - Cập nhật lúc: 11:55:20 - 20/10/2023

Ngày 10/7/2018, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 07/2018/TT/BNNPTNT về quy định kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có thực hiện thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.

Kỹ thuật nuôi thương phẩm bào ngư

Theo: - Cập nhật lúc: 08:50:58 - 04/08/2018

 Bào ngư là loại hải sản giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn. Trong đó, có loài bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor) là loài đặc sản có giá trị kinh tế cao nhất, vừa là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vừa là vị thuốc tự nhiên quý hiếm.

Trung du miền núi phía Bắc: Giải pháp nghề nuôi lồng bè

Theo: - Cập nhật lúc: 08:23:21 - 02/08/2018

 Với lợi thế có hệ thống sông ngòi phong phú, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản lồng bè. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Tìm giải pháp phát triển đồng bộ, theo quy hoạch, cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mục tiêu mà các địa phương hướng đến.

Hà Tĩnh: Triển vọng nuôi hàu đại dương

Theo: - Cập nhật lúc: 08:51:10 - 01/08/2018

Đây là mô hình được triển khai tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh cho hiệu quả kinh tế, giúp đa dạng hóa đối tượng nuôi, các hộ dân tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống thủy sản mới.

Tỷ lệ C trên N trong hệ thống biofloc

Theo: - Cập nhật lúc: 08:59:31 - 31/07/2018

Tỷ lệ giữa Carbon và Nitơ (C/N) đã được sử dụng để đánh giá tình trạng chất hữu cơ của đất và tính hữu dụng của phân chuồng cũng như các nguồn hữu cơ khác như tính chất đất và phân bón trong nông nghiệp truyền thống từ nhiều thập kỷ. Tỷ lệ C/N cũng là một chỉ số về độ phì của đất đáy ao và chất lượng phân hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Gần đây, tỷ lệ C/N đã tạo cơ sở cho việc cải thiện phát triển biofloc trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản biofloc.

Bản quyền © thuộc về CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT TAM PHÁT

Địa chỉ: Thôn Tiền Phong, Xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch, Quảng Bình

SĐT: 0913 975 080

Email: info@botcatamphat.com

Tổng lượt truy cập: 42001
Đang truy cập: 1
Thiết kế website tại Miền Tây Net